Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Chăm Sóc Nhím Kiểng (Phần 2)

Nên nuôi chung hay nuôi riêng các bé nhím kiểng

Có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này. Tốt nhất là không nên nuôi chung khi bé từ 2,5 tháng tuổi trở lên.  Nhưng để tiết kiệm chi phí, bạn vẫn có thể sử dụng 1 chuồng nuôi, nhưng có vách ngăn nhé. Khi chúng đã đến tuổi sinh sản ( 6 tháng), bạn có thể nhốt chung trở lại (chỉ lúc phối giống). Có thể lý giải điều ấy như sau, nhím kiểng đã có thể động dục vào khoảng 2,5 -3 tháng tuổi. Nhưng nếu nhím cái mang thai vào lúc này, khi sinh con ra, chúng có thể chết, hoặc bị con mẹ cắn do không đủ sức. 


Một trường hợp khác nữa là nhím kiểng cái có thể chết do còn quá nhỏ để mang thai. Hoặc nếu đã đủ tuổi, nhưng khi nuôi chung, đúng vào lúc nhím cái sinh con, nhím kiểng đực có thể cắn chết con nó, hoặc làm cho con cái quá căng thẳng mà cắn chết con nó. Tóm lại, vẫn có thể nuôi chung từ nhỏ, nhưng khi đến khoảng 3 tháng tuổi, lúc sinh sản thì nên tách ra.


Cách nhận biết nhím kiểng cái mang thai

Có rất nhiều tài liệu bàn luận vể vấn đề này, tôi không bác bỏ cũng không ủng hộ hoàn toàn. Ở bài viết này, tôi chỉ xin được chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân tôi. Hầu hết các bé nhím kiểng cái thi mang thai thì tính tình dữ hơn, nhát hơn bình thường. Chúng uống nước nhiều, đi đại tiểu tiện cũng rất nhiều. Ngủ thường không co người lại, chúng thường hay duỗi thẳng. 


Khi đã đến tuần thứ 3 của thai kì, bụng chúng sẽ to lên rất rõ, sờ vào, chúng ta có thể cảm nhận được các bé nhím kiểng baby trong đó (chu kì mang thai của chúng từ 30-35 ngày). Cũng giống các loài khác, chúng cũng sẽ tha mùn cưa, rơm….bao quanh tổ trước khi sinh.Điểm đặc biệt nữa là trước khi sinh, chúng thường chạy lăng xăng, trèo lên thành chuồng, phá bình nước và các vật dụng. Gần đến ngày sinh, nhím kiểng cái thường dùng miệng tự vặt lông mao ở xung quanh vùng vú và bộ phận sinh dục.

Nhím kiểng mẹ nuôi con như thế nào và chế độ dinh dưỡng của chúng.

Để chăm sóc được bầy con của chúng, chế độ dinh dưỡng phải đòi hỏi khắt khe hơn bình thường, đầy đủ chất hơn và hàm lượng, số lượng cũng nhiều hơn. Chế độ ăn trong thời gian này cũng không khác gì so với thường ngày. Nhưng có điều là tăng hàm lượng đạm, chất béo.Tăng đạm bằng cách cho chúng ăn nhiều super worm, nhưng nhớ là liều lượng vừa phải nhé.Tăng hàm lượng chất béo bằng cách cho em nó bồi bổ thêm phô mai con bò cười, ít thôi nhé, chứ không là dễ tiêu chảy.


Khi sinh con, nhím kiểng mẹ thường rất dữ, nếu xảy ra một tác động nhỏ, chúng đều có thể ăn con hoặc bỏ mặc đó mà không cho bú. Vì vật, kĩ lưỡng hơn, bạn nên sử dụng giấy báo để che chuồng lại, để chuồng nhím kiểng vào nơi ít tiếng ồn. Điều đặc biệt quan trọng không nên thay phần mùn cưa đã dơ cho tới khi nhím kiểng con mở mắt (3 tuần). Vì vậy, tốt nhất là trước khi em nó đẻ, các bạn hãy thay mới hoàn toàn và nên chọn những loại lâu thay, gỗ nén chẳng hạn, loại này có nhược điểm là hơi bụi, có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của baby, nhưng độ hút ẩm thì không phải bàn cãi. Trong trường hợp bất khả kháng, nếu có em baby nào không mai dừng cuộc chơi, nên dùng một cái muỗng, múc em nó ra thật nhẹ nhàng và không được đánh động đến bé nhím kiểng mẹ.


Trường hợp bé nhím kiểng mẹ không chịu nuôi con của nó

Đây cũng là một trong những vấn đề nan giải. Nhưng nếu tìm hiểu kĩ nguyên nhân xảy ra, thì chúng ta có thể khắc phục. Trường hợp nếu do tiếng ồn, do stress, bạn nên thay đổi vị trí chuồng vào nơi yên tĩnh. Trường hợp khác, bạn cũng biết quá trình sinh đẻ ra sao rồi, nếu quá mệt, nhím kiểng mẹ chưa cho con bú, đừng vội kết luận bé không biết nuôi con, thường thì nhím kiểng mẹ sẽ cho con bú sau 12 tiếngVì khi mới đẻ ra, nếu bạn để ý thì phần bụng các bé baby vẫn còn chứa nhiều sữa.


 Nếu mẹ nhím không chịu cho con bú thiệt hoặc đã ra đi trong quá trình sinh đẻ, và nếu bạn cũng có một mẹ nhím khác đang nuôi con, thì hãy ghép các bé nhím kiểng baby qua mẹ nhím đó. Nhớ là dùng muỗng múc qua nhé, và chỉ thực hiện khi bé mẹ kia đang ngủ. Trong trường hợp chỉ có một nhím kiểng cái, mà bé đã đi, thì chỉ còn cách cho bú bằng sữa thay thế, cách này có xác xuất thành công không cao, nguồn sữa thay thế nên là sữa dê không đường. Cứ cách 2-3 tiếng, cho bé bú một lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét